Các nhận biết triệu chứng và các phòng bệnh thủy đậu

I. NGUYÊN NHÂN

 Bệnh thủy đậu do một loại virus mang tên Varicella Zoster Virus thường bùng phát dịch vào mùa đông – xuân gây ra. Bệnh rất dễ lây và thường có các triệu chứng chóng mặt, sốt nhẹ, khắp người nổi mụn. Khi đã mắc bệnh thủy đậu, cần cách ly ít nhất 5 – 7 ngày bởi dịch thường xảy ra trong gia đình và trường học. Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền, khi một người mang vi khuẩn thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho… thì vi khuẩn đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em  nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường từ lúc nhiễm phải vi  khuẩn, đến lúc phát ra bệnh được gọi là thời gian ủ bệnh.

II. TRIỆU CHỨNG

1. Thời kỳ ủ bệnh

  • Trung bình 13 – 17 ngày
  • Lâm sàng im lặng.

2. Thời kỳ khởi phát

  • Thường ngắn khoảng 1- 2 ngày, triệu chứng không rõ ràng dễ bỏ qua.
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh (trừ những trường hợp suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sốt cao).
  • Chán ăn, mệt mỏi, đau người.
  • Ho, đau họng, từ từ (do hệ thống dây thần kinh)

3. Thời kỳ toàn phát (nốt thủy đậu)

  1. Tại chỗ

Nốt thủy đậu mọc với đặc điểm:

- Lúc đầu là những ban màu hồng, vài giờ sau thành nốt phỏng nước tròn, trong, rất mọng như đặt trên da, hơi lõm giữa, đường kính khoảng 5mm. Sau 24 giờ ngả màu vàng, vài ngày sau đó đóng vẩy rồi bong vẩy, không để lại sẹo trừ khi gãi loét hoặc bội nhiễm.

- Mọc rải rác khắp người: tập trung nhiều ở vùng đầu mặt cổ.

- Mọc thành nhiều đợt: nên cùng một diện tích da các nốt thủy đậu không cùng lứa tuổi.

- Nốt thủy đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, mắt…

  1. Toàn thân
  • Sốt nhẹ hoặc không sốt (trừ khi biến chứng).
  • Ngứa, khó chịu.
  • Nổi hạch ngoại biên.
    1. Thời kỳ hồi phục

          Sau 7 ngày, bệnh giảm dần, các nốt đậu bong vẩy, da có thể sạm 1 thời gian.

III. Biến chứng

1. Bội nhiễm da

-  Do tụ cầu và liên cầu.

- Thường xảy ra khi bệnh nhân bị vỡ nốt phỏng.

2. Viêm phổi

Là biến chứng nguy hiểm, chiếm 20 – 30 % ca bệnh nhân thủy đậu.

3. Viêm não

Là biến chứng thần kinh thường gặp nhất, chiếm 0,1 – 0,2 % tổng số bệnh nhân thủy đậu.

4. Viêm thận

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị triệu chứng

- Chống ngứa:

Bằng các thuốc kháng Histamin (như Clopheniramin, Dimedrol…)

 Cắt ngắn móng tay, mặc quần áo mềm, kín.

 - Hạ sốt: Paracetamol, chườm ấm.

2. Phòng và điều trị bội nhiễm

- Vệ sinh thân thể, thay quần áo hàng ngày

- Dùng kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm.

3. Điều trị biến chứng (nếu có)

4. Thuốc chống virus: Acyclovir

Có tác dụng rút ngắn thời gian của bệnh, phòng biến chứng (phải dùng sớm trong 24 giờ mới có kết quả).

- Liều dùng: 10 – 20 mg/kg/24h chia 3 lần x 5 – 7 ngày.

V. PHÒNG BỆNH

 - Cách ly bệnh nhân, tránh tiếp xúc với nốt phỏng của bệnh nhân.

- Tẩy uế buồng bệnh hàng ngày.

- Tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ.

Bài tin liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin đọc nhiều