LẦN ĐẦU TIÊN THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG HỌC SINH – BẠN ĐÃ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRANH CỬ CHƯA?

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

 

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

 

       1. Chức năng

Hội đồng học sinh (DSC) là tổ chức đại diện chính thức của học sinh trung học trường Đoàn Thị Điểm Ecopark trong mọi hoạt động học tập cũng như ngoại khóa. Tiếng nói của DSC được Ban giám hiệu Nhà trường và thầy cô giáo nghiêm túc lắng nghe. DSC đề cao tinh thần chủ động, giao lưu hội nhập và hoạt động vì cộng đồng của học sinh trung học Đoàn Thị Điểm Ecopark.

 

      2. Nhiệm vụ

- Chủ động lên kế hoạch, phối hợp cùng các phòng chức năng trong trường tổ chức các sự kiện trong trường Phổ thông.

- Chủ động đóng góp ý kiến, đề xuất nguyện vọng, ý tưởng dự án học sinh để tạo nên những phong trào tích cực trong cộng đồng học sinh trung học.

- Thực hiện các sự kiện giao lưu văn hóa với học sinh các trường trung học khác trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ thầy cô theo dõi việc thực hiện nề nếp, ý thức của học sinh khối THCS và THPT. Thực hiện những nghi thức, nghi lễ của nhà trường khi được phân công.

 

        3. Quyền lợi

- Tham gia các hoạt động của nhà trường với vai trò lãnh đạo, là cơ hội tốt để rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong hoạt động cộng đồng.

- Tham gia những buổi tập huấn với các chuyên gia. Được Hội đồng tư vấn hỗ trợ lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai đối với các chương trình, dự án của DSC.

- Tham gia những buổi tham quan trải nghiệm ngoài trời, hoạt động tập thể.

- Được cộng điểm vào những bộ môn tương ứng với đóng góp của bản thân.

- Được GVCN, GVBM tạo điều kiện tham gia đầy đủ các cuộc họp.

- Được xuất hiện, giới thiệu trong các tài liệu truyền thông của Nhà trường.

 

        4. Trách nhiệm

- Là tấm gương tốt trong học tập và hoạt động phong trào.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình làm việc của DSC

- Tích cực, chủ động đóng góp xây dựng ý kiến trong các chương trình hoạt động

- Hoàn thiện đầy đủ và sáng tạo nhiệm vụ được giao.

- Phổ biến, triển khai kịp thời các hoạt động tới các thành viên trong tập thể lớp mình.

 

         5. Quy trình hoạt động

                a. Thời gian hoạt động

- Họp ban 1 lần/ tuần vào tiết 8, ngày thứ Sáu hàng tuần

- Họp toàn thể Hội đồng học sinh vào tiết 8, ngày thứ Năm của tuần đầu tiên hàng tháng.

- Họp đột xuất trong trường hợp được triệu tập.

 

               b. Những hoạt động chính

- Hoạt động thường xuyên: Theo dõi việc thực hiện nề nếp, ý thức của học sinh.

- Hoạt động định kỳ (1-2 lần/tuần): thực hiện công tác truyền thông (viết bài, phát thanh), điều hành nghi lễ chào cờ.

- Hoạt động theo sự kiện: Trực tiếp tham gia vào các sự kiện trong năm học theo nhiệm vụ được phân công trước mỗi sự kiện.

- Hoạt động gây quỹ: Tổ chức các hoạt động để gây quỹ cho Hội đồng học sinh (bán đồ handmade, trồng rau, vận động quyên góp và bán đồng phục cũ, đồ chơi cũ,…).

 

 

 

LỘ TRÌNH TUYỂN CHỌN

  • 1/8:               Giới thiệu về Hội đồng Học sinh và phát Phiếu đăng ký
  • 1/8 – 3/8:      Học sinh đăng ký tham gia
  • 4/8:               Học sinh ứng cử vào các Tiểu ban
  • 7/8:               Công bố kết quả tuyển chọn
  • 7/8 – 11/8:    Học sinh vận động tranh cử
  • 14/8:            Tranh cử Hội đồng Học sinh trước toàn trường
  • 14/8 – 18/8: Học sinh toàn trường bỏ phiếu cho các ứng cử viên (online và offline)
  • 21/8:            Công bố kết quả bỏ phiếu.

                    Hội đồng Học sinh ra mắt toàn trường

 

 

Hội đồng học sinh là nơi các em được khẳng định tiếng nói của bản thân mình, phát huy được tính chủ động, sáng tạo, đồng thời rèn luyện các kỹ năng về tư duy, quản lý, kỹ năng làm việc nhóm và nhiều kỹ năng cần thiết phục vụ cuộc sống.

 

Vậy thì, còn chần chừ gì nữa mà không lên ngay cho mình một kế hoạch vận động tranh cử để trở thành một thành viên của Hội đồng Học sinh ngay trong năm học này!

Bài tin liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin đọc nhiều