Hành trang bước tới cầu vồng - Những bài viết hay tháng 9

 

 

LỜI THẦY GIẢNG VÀ NHỮNG GIẤC MƠ

Phụ huynh HS lớp 8A1 – Chị Đỗ Thị Thu Hà

Sáng nay nghe bài thơ thầy viết

Bao nhiêu điều lạ mới trong tôi

Có những nơi nghe còn lạ lẫm

Thôi thúc mình đi tới tương lai

 

Thày cô giáo, bạn cùng trang lứa

Lạ ban đầu nay đã thân quen

Bên thày cô đàn em quấn quýt

Dưới sân trường đỏ tím bằng lăng

 

Nghe thày giảng những điều chưa rõ

Đất nước hình chữ S thân thương

Trang sử vàng chiến công hiển hách

Cha ông mình dựng giữ nước non

Bạch Đằng giang chiến công lừng lẫy

Tướng Ngô Quyền sử sách truyền lưu

“Hịch tướng sĩ” ngân vang hào khí

Đức Thánh Trần đánh thắng quân Nguyên

 

Nghe cô giảng “Bình Ngô Đại cáo”

Thắng bạo tàn bằng đức trí nhân

Cấp thuyền, lương trả về cố quốc

Chẳng hận thù nhân ái bao dung.

 

Quê hương tôi sông Hồng nước đỏ

Chảy hiền hòa màu mỡ tốt tươi

Có biển đông ôm tay rang rộng

Dáng mẹ hiền ôm đứa con thơ

 

Em vẫn biết còn nhiều bỡ ngỡ

Bởi kho tàng kiến thức mênh mông

Điều học được vẫn còn khiêm tốn

Gắng luyện rèn thỏa trí làm trai

 

Bản tuần hoàn Men-đê-lê-ép

Trái táo rơi lực hút Niu-tơn

Kiến thức đó hàn lâm bác học

Gương thiên tài nuôi chí vươn lên.

 

Trái đất tròn chưa hề đứng lại

Đó mãi là chân lý GALYLE 

Trường, thày cô luôn là điểm tựa

Kiến thức mình nâng trái đất lên cao  

 

Để báo đáp công cha nghĩa mẹ

Vun đắp đầy tình nghĩa quê hương

Bao tình thương làm sao đong đếm

Hiến cho trường dâng kính thày cô.

 

"Chinh phụ ngâm" áng thơ còn mãi

Nặng ân tình tuyệt thế giai nhân

Đoàn Thị Điểm tài văn tuyệt mỹ

Trường mang tên bao đỗi thân thương

 

Tiếng trống trường ngân vang trong nắng

Rộn tiếng cười tiếng nói yêu thương

Mang trong mình ước mơ hoài bão

Trở thành người xây đắp quê hương. 

 

 

 NHỮNG NGÀY THƠ ẤU

- Nguyên Hồng -

 

 

     Ắt hẳn ai cũng có một khoảng kí ức đẹp đẽ, trong sáng muốn quay trở về. Và, người ta vẫn thường gọi đó là TUỔI THƠ. Nhớ về tuổi thơ, là những tháng ngày ngập tràn nắng vàng, là quãng thời gian đã từng vô lo vô nghĩ, sống an nhiên giữa vòng tay ấm áp của mẹ cha. Nếu tuổi thơ có hình hài cụ thể, hẳn nhiều người sẽ tìm gặp để nói lời cảm ơn. Trong suy nghĩ hồn nhiên của bọn trẻ, cái định nghĩa về tuổi thơ ấy chắc nịch, trong cái suy nghĩ hồn nhiên đó, tuổi thơ luôn là quãng thời gian hạnh phúc nhất. Suy nghĩ ấy không sai, những cũng không phải là đúng với tất cả.

 

    “Những ngày thơ ấu”, một cái tựa khiến ta liên tưởng đến khoảng thời gian ấm áp, vui vẻ nhất của bé Hồng, nhưng không, đằng sau đó là cả tấn bi kịch đổ lên đầu cậu bé đáng thương. Là một cậu bé, đáng ra phải nhận được sự yêu thương, đùm bọc từ cha mẹ như bao đứa trẻ khác thì Hồng lại phải chịu đựng sự ghẻ lạnh từ người cô trong khi mẹ đi phải đi tha hương khắp nơi, còn bố mất. Đi theo ngòi bút của Nguyên Hồng, người ta thấy hiển hiện sự cộc cằn khô khốc của những con người vô tâm trong xã hội phong kiến xưa; và, có lẽ, mỗi tiếng gọi mẹ thiết tha của Hồng vang lên như một lời thức tỉnh cho những cổ tục đè bẹp lên tuổi thơ của một đứa trẻ - một con người!

 

- Hồ Khánh Linh 8A1-

 

 

      Thời buổi hiện đại này, nhắc đến tuổi thơ, chắc ai cũng nghĩ ngay đến hình ảnh đứa trẻ cả ngày chỉ sống trong thế giới ảo và thậm chí rất thành thạo công nghệ. Tuy thế, những ngày thơ ấu hồi xưa lại mang màu sắc hoàn toàn khác. Thời ấy, cuộc sống con người chưa có bóng dáng công nghệ và những đứa trẻ vẫn hàng ngày sống một cách rất dân dã. Tất cả những gì chúng trải qua đó đều trở thành những kí ức mãi không thể quên trong tâm hồn mỗi người sau này. Dù vậy, trong bóng tối khuất lặng, vẫn có hàng bao đứa trẻ sống trong tình cảnh đầy nước mắt khi cuộc sống mang nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần. Chính điều ấy đã được thể hiện trọn vẹn qua tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng….

 

     Nguyên Hồng là một nhà văn sống trọn vẹn trong thế kỉ XX, và có lẽ chính vì thế văn phong của ông luôn nhuốm một màu đau thương của xã hội khô héo tình người lúc ấy. “Những ngày thơ ấu” cũng không ngoại lệ. Ngoài việc miêu tả quãng thời thơ ấu sống đầy bi thương, Nguyên Hồng còn phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Cái thời mà người ta vẫn theo tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, vợ chồng đến với nhau chỉ vì lợi ích hai bên, những đứa con sẽ là người bất hạnh nhất. Hồng cũng vậy. Từ bé đã là một đứa trẻ khá sung sướng khi sống trong nhung lụa, nhưng trớ trêu thay, sự sung sướng ấy không kéo dài được lâu khi bố mất, mẹ bỏ đi tha hương và bé phải đối mặt với hai người cô độc ác. Đọc tác phẩm này, tôi tự hỏi, phải chăng, mỗi hoàn cảnh, mỗi suy nghĩ của bé Hồng chính là tiếng chuông nhắc nhở cho mỗi người về một xã hội khô héo tình người thời “nửa phong kiến”?

 

-  Phạm Vân Hà 8A1   -

 

 

Childhood days

 

      Nowadays, when people talking about “How is the childhood?”, almost of people will imagine about the picture of children in the virtual world and be competency at technology with game online, facebook,... However, the childhood in the past had a different colour style. At that time, the human life did not have technology and the children just had a wild daily life. All their experiences had become the unforgettable memories in their mind. Nonetheless, in fact, there were some children had to live in a misery life which made them being painful in both physical and mental health. Some of that had been being show in the novel “Childhoods day” written by Nguyen Hong.

 

    Nguyen Hong was a writer who lived in early 20th century, and perhaps because of that his literary style was anguish like a society without humanity at that time. The novel “Childhoods memory” was not exceptional. Beside of describing the dolorous childhood days, Nguyen Hong had written much about the society in that time. At that time, all of people had thought “the people must to sit in a place where their parents want to put them on”, all of the couple had got marriage because of their benefit, and the children therefore had been unfortunate. Hong was a child in that context. He used to be a lucky child, had lived in a rich life, but, that life was not too long because his father was dead and his mother had to leave home for working and he had to cope with his sinister aunts. After reading this story, I ask myself, is it true that all of things Hong had to face as a bell which remind everybody about the society without humanity at that time?

 

-  Van Ha  -

 

Bài tin liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin đọc nhiều